Cập nhật thủ tục cấp phép xây dựng công trình xây mới tại TP.Hồ Chí Minh

04/08/2018 0 906
Chia sẻ bài viết

Thủ tục cấp phép xây dựng công trình tại thành phố Hồ Chí Minh gồm những gì và được thực hiện như thế nào? Trong phần nội dung này, kiến trúc Trịnh Gia cùng chuyên mục thiết kế nhà đẹp sẽ cung cấp đến quý độc giả đầy đủ thông tin giúp việc thực thi công trình trở nên nhanh chóng hơn.

Thiết kế biệt thự tân cổ điển tại Sài Gòn cùng nhưng hạng mục thiết kế khác như thiết kế nhà đẹp, thiết kế biệt thự, thiết kế nội thất… là nhưng công trình độc đáo tinh tế được các nhà kiến trúc sư của công ty kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi góp phần kiến tạo nên vẻ đẹp của thành phố mang tên Bác. Bên cạnh những công trình kiến trúc còn mãi với thời gian, một yếu tố quan trọng hơn hết chúng tôi luôn đồng hành cùng chủ đầu tư hoàn thành nhanh chóng quy trình thủ tục cấp phép xây dựng công trình.

Đây là thủ tục áp dụng cho công trình cấp I, II (không theo tuyến/theo tuyến trong đô thị); công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế; công trình thuộc dự án; cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn cho công trình (không theo tuyến/theo tuyến trong đô thị); cấp giấy phép xây dựng cho dự án.

1. Thông tin chung về cấp giấy phép xây dựng công trình xây dựng mới tại TP. Hồ Chí Minh

Dưới đây là nhưng thông tin cơ bản về thủ tục cấp phép xây dựng công trình xây mới tại TP. Hồ Chí Minh.

Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng

Cách thực hiện: Nộp trực tiếp tại Sở Xây dựng

Đối tượng thực hiện: Chủ đầu tư

Thời gian giải quyết: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Phí, Lệ phí: Mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng đối với công trình: 100.000 (một trăm nghìn) đồng/giấy phép.

Kết quả:

–  Giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của Sở Xây dựng hoặc thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do trong trường hợp không đủ điều kiện.

–  Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, chủ đầu tư chỉ nhận giấy phép xây dựng và sử dụng bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Tên mẫu đơn, tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng);

– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế (Mẫu tại Phụ lục số 3 Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng).

Căn cứ pháp lý: 

– Luật Xây dựng năm 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015).

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2015).

– Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016).

– Nghị quyết số 17/2015/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về mức thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 

2. Trình tự thực hiện cấp phép xây dựng công trình xây mới tại TP. Hồ Chí Minh

– Bước 1: Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng (địa chỉ: 60 đường Trương Định, phường 7, quận 3), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và buổi sáng thứ bảy từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

– Bước 2: Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cấp biên nhận hồ sơ có ngày hẹn trả kết quả trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Giải quyết hồ sơ

+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa.

Khi thẩm định hồ sơ, Sở Xây dựng phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo: trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.

Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo:Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ bổ sung, Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.

– Bước 4: Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

– Bước 5: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm: Sở Xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng trong thời hạn quy định, Sở Xây dựng thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết.

– Bước 6: Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận.

3. Thành phần và số lượng hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình và nhà ở riêng lẻ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

1) Thành phần hồ sơ:

*Đối với công trình cấp I, II không theo tuyến; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính 02 (hai) bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

*Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000;

+ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

++ Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

++ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500.

*Đối với công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Ngoài ra thành phần hồ sơ còn áp dụng theo các Điều Khoản quy định của Hiệp định hoặc thỏa thuận đã được ký kết với Chính phủ Việt Nam.

*Cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn đối với công trình không theo tuyến:

(Đối với công trình cấp I nếu chủ đầu tư có nhu cầu thì có thể đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo hai giai đoạn).

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

Giai đoạn 1:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, bản vẽ mặt bằng, mặt cắt chính của phần công trình đã được phê duyệt trong giai đoạn 1 tỷ lệ 1/50 – 1/200 kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm: Giao thông, thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 – 1/200.

Giai đoạn 2: Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chính giai đoạn 2 của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

*Cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

(Việc phân chia công trình theo giai đoạn thực hiện do chủ đầu tư xác định theo quyết định đầu tư).

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phần đất thực hiện theo giai đoạn hoặc cả dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Sơ đồ vị trí tuyến công trình tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 – 1/5000;

+ Các bản vẽ theo từng giai đoạn:

++ Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình theo giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200;

++ Đối với công trình ngầm yêu cầu phải có bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/50 – 1/200;

++ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn tỷ lệ 1/100 – 1/500.

*Cấp giấy phép xây dựng cho dự án:

(Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình, giấy phép xây dựng được cấp cho một, một số hoặc tất cả các công trình thuộc dự án khi phần hạ tầng kỹ thuật thuộc khu vực xây dựng công trình đã được triển khai theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho dự án mà dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng công trình cấp cao nhất có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại thuộc dự án)

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu).
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công các công trình xây dựng đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ tổng mặt bằng của dự án hoặc tổng mặt bằng từng giai đoạn của dự án tỷ lệ 1/100 – 1/500;

+ Bản vẽ mặt bằng từng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ các mặt đứng và các mặt cắt chính của từng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 của từng công trình kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Lưu ý: Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

*Ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác đối với các trường hợp sau:

  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế (theo mẫu), kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, đối với công trình chưa được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế.
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.

2) Số lượng hồ sơ:

  • 02 bộ

4. Các yêu cầu và điều kiện thực hiện cấp phép xây dựng công trình mới tại TP. Hồ Chính Minh

– Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trong đô thị:

+ Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

– Điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến ngoài đô thị:

+ Phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản

+ Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

+ Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Trên đây là những quy định và thủ tục cấp phép đối với công trình xây dựng mới tại thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh đó chúng tôi còn xin gửi tới bạn đọc các thông tin khác về thủ tục cấp giấy phép xây dựng của các địa phương trên cả nước. Hi vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ là những thông tin tham khảo hữu ích.

Với đôi bàn tay tài hoa của những nhà kiến trúc sư kiến tạo nên những công trình kiến trúc đẹp tô điểm cho cuộc sống thêm màu sắc, trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian. Những nhà kiến trúc sư của công ty kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi luôn mang đến cho các bạn những không gian sống đẹp nhất, hài lòng nhất, luôn được các chủ đầu tư tin cậy và đồng hành trên toàn quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế cũng như kiến thức chuyên môn, gu thẩm mĩ cao đã đáp ứng cho bạn và gia đình một không gian đáng sống trên khắp dải đất hình chữ S như: thiết kế biệt thự sang trọng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Cao Bằng, Bình Định, Kon Tum… thiết kế lâu đài, Phú Thọ, Phú Yên, Thái Nguyên, thiết kế văn phòng tại Quảng Ninh, Hòa Bình, Thái Bình..., cấp phép xây dựng tại Thái Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái… Vậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những không gian sống đẹp và đẳng cấp, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Sự tin tưởng của quý khách hàng, sự ủng hộ của quý khách đã giúp chúng tôi tạo nên nhiều công trình trình đẹp, sang trọng và đẳng cấp, đa dạng về phong cách.

 Công ty CP kiến trúc và xây dựng Trịnh Gia - kientructrinhgia.vn 

Kiến trúc trịnh gia với 15+ năm kinh nghiệm, bạn có thể làm việc với chúng tôi tại bất kỳ tỉnh thành nào!

Gọi ngay: 0941.518.555
0941.518.555
0363.518.555