Xã hội ngày một phát triển, đáp ứng nhu cầu của con người các quy định về thủ tục xây dựng công trình được nhanh chóng hơn, tuy nhiên ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có những quy định khác nhau. Trong bài viết hôm nay, Kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi cung cấp tới quý độc giả những thông tin mới nhất về điều chỉnh giấy phép xây dựng công trình tại quận Long Biên, Hà Nội đồng thời cung cấp những mẫu thiết kế biệt thự nhà đẹp tại Hà Nội để khách hàng có thể lựa chọn được một không gian sống ưng ý cho gia đình.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở và những điều cần biết
Khi xây dựng một ngôi nhà, hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở là vấn đề quan trọng và được nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, việc tiếp cận và có đầy đủ thông tin về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở không phải bất cứ chủ đầu tư nao cũng nắm rõ. Vì vậy, đối với bài viết này công ty kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi xin chia sẻ những thông tin cần thiết về hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở.
1. Thành phần hồ sơ xin giấy cấp phép xây dựng nhà ở
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng công trình sẽ gồm 2 bộ, trong đó, chủ đầu tư nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình).
– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình, nhà ở, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo; quyết định cho phép đầu tư xây dựng của cấp có thẩm quyền đối với công trình ngầm đô thị; quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, bản vẽ bình đồ (đối với công trình theo tuyến), sơ đồ đấu nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của công trình (giao thông, thoát nước);
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung, tường, mái chịu lực);
+ Bản vẽ hệ thống PCCC đã được thẩm duyệt đối với công trình thuộc danh mục yêu cầu phải thẩm duyệt phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật về PCCC;
+ Đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo thì phải có các bản vẽ về vị trí, hạng mục cần cải tạo, nếu có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo, kèm theo ảnh chụp hiện trạng công trình xin phép cải tạo và công trình lân cận.
– Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng, nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
2. Quy định điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cập nhật
Sau đâu, chúng tôi xin mởi quý vị xem thêm những quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ được cập nhật mới nhất.
a) Những lưu ý trong điều chỉnh giấy phép xây dựng:
Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi xây dựng theo nội dung điều chỉnh:
– Thay đổi hình thức kiến trúc các mặt ngoài của công trình;
– Thay đổi một trong các yếu tố: Vị trí, cốt nền, diện tích xây dựng, quy mô, chiều cao công trình, số tầng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
– Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng và ảnh hưởng đến phòng cháy chữa cháy, môi trường.
b) Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng (theo mẫu); trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh;
– Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp;
– Các bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp phép xây dựng;
– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung đảm bảo an toàn chịu lực; an toàn phòng chống cháy nổ; bảo đảm môi trường. Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (nếu có) do tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Mỗi công trình chỉ được đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng đã được cấp 01 lần. Trường hợp điều chỉnh từ 02 lần trở lên thì phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới theo quy định.
3. Gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở và những điều cần biết
Trong phần trình bày dưới đây, công ty kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi tổng hợp và giấy thiệu các nội dung gia hạn giấy phép xây dựng nhà ở đến với quý vị
a) Những lưu ý trong gia giạn giấy phép xây dựng:
Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới.
b) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng gồm:
– Đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng;
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.
– Đối với công trình được giấy phép xây dựng tạm đã hết thời hạn tồn tại ghi trong giấy phép, nhưng Nhà nước chưa thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư được đề nghị cơ quan cấp phép để xem xét gia hạn thời gian tồn tại cho đến khi Nhà nước thực hiện quy hoạch. Thời hạn tồn tại được ghi ngay vào giấy phép xây dựng tạm đã được cấp.
4. Thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở và công trình
Phần cuối cùng được chúng tôi tổng hợp dưới đây, chúng tôi xin mời các bạn đọc tham khảo thêm các thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép xây dựng nhà ở và công trình.
– Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất.
– Giấy phép xây dựng được cấp lại dưới hình thức bản sao.
– Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng gồm:
+ Đơn đề nghị cấp lại giấy phép xây dựng, trong đó giải trình rõ lý do đề nghị cấp lại;
+ Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp (đối với trường hợp bị rách, nát).
Mang thiên sứ tạo nên những công trình kiến trúc đẹp cho đời, trường tồn vĩnh cửu cùng thời gian. Những nhà kiến trúc sư của công ty kiến trúc Trịnh Gia chúng tôi luôn mang đến cho các bạn những không gian sống đẹp nhất, hài lòng nhất. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế biệt thự cũng như kiến thức chuyên môn, gu thẩm mĩ cao sẽ đáp ứng cho bạn và gia đình một không gian đáng sống trên khắp dải đất hình chữ S như mẫu thiết kế nhà đẹp tại Hà Nội, quy chuẩn xây dựng nhà ở tại độ thị Bà Rịa – Vũng Tàu, thủ tục cấp giấy xin phép nhà ở tại Hải Phòng, Vũng Tàu, thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị tại Phú Quốc, hay những mẫu lâu đài dinh thự cổ điển đẹp tại Thanh Hóa, Nghệ An, biệt thự tân cổ điển tại Hà Nam, Bắc Ninh… Vậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để có được những không gian sống đẹp và đẳng cấp, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý khách hàng. Sự tin tưởng của quý khách hàng, sự ủng hộ của quý khách đã giúp chúng tôi tạo nên nhiều công trình trình đẹp, sang trọng và đẳng cấp.
Công ty CP kiến trúc và xây dựng Trịnh Gia - kientructrinhgia.vn